Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Thiểu niệu, vô niệu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Điểm trung bình: 7.6 / 10 ( 2318 lượt đánh giá )

Thiểu niệu, vô niệu, đa niệu là gì? Thiểu niệu, vô niệu và đa niệu là các bệnh rối loạn đường tiểu. Bệnh có thể gây nôn mửa, mất máu, đau lưng… Nếu trì hoãn, không chữa trị, thiểu niệu vô niệu đa niệu sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm đảo lộn cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vậy cụ thể thiểu niệu, vô niệu, đa niệu là gì? Tại sao lại bị thiểu niệu, vô niệu, đa niệu và cách điều trị ra sao?

Thiểu niệu, vô niệu, đa niệu là gì?

Thiểu niệu là gì?

Một người khỏe mạnh bình thường sẽ đi tiểu 6-8 lần và thải ra 1,2-1,5 lít nước tiểu/ ngày. Thiểu niệu hay được hiểu đơn giản là đi tiểu ít là tình trạng giảm thiểu lượng nước tiểu: dưới 400ml/ ngày, ngay cả khi bạn vẫn uống nhiều nước. Thiểu niệu (tiếu ít) là dấu hiệu của chức năng hệ tiết niệu suy giảm.

Vô niệu là gì?

Vô niệu là tình trạng lượng nước tiểu dưới 100ml/ ngày, thậm chí là không đi tiểu, mặc dù vẫn uống nhiều nước nhưng bàng quang trống rỗng, không có nước tiểu. Cũng như thiểu niệu, vô niệu là dấu hiệu của chức năng bài tiết suy giảm. Vô niệu không phải trường hợp bí tiểu, vì bí tiểu là tình trạng bàng quang đầy nước tiểu nhưng không thể đi tiểu, tiểu khó còn vô niệu là bàng quang không có nước tiểu.

Đa niệu là gì?

Đa niệu là tình trạng đi tiểu nhiều hơn về số lần và lượng nước tiểu trong một ngày. Trung bình một ngày người mắc bệnh đa niệu sẽ đi tiểu số lượng nước tiểu nhiều hơn 2,5 lít/ ngày, nhiều hơn khá nhiều so với mức tiểu của một người có sức khỏe bình thường.

thiểu niệu vô niệu

Nguyên nhân gây vô niệu, thiểu niệu

Nguyên nhân trước thận

- Do đói nước, mất nước: uống quá ít nước, ăn nhiều đồ khô, cay, nóng, ăn nhạt… hoặc ra mồ hôi nhiều, sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa…gây thoát nước, mất muối, thận không có nước để lọc và đào thải.

- Sốc, mất máu, bệnh tim mạch…làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu xuống thận, áp lực máu lên cầu thận giảm, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết nước tiểu. Điều này giải thích vì sao nhiều bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật thường bị thiểu niệu, vô niệu.

- Động mạch thận bị tắc nghẽn hoặc có u chèn ngang ngăn máu xuống thận, thận cũng không thể tạo nước tiểu.

Nguyên nhân tại thận

Những bệnh lý, tổn thương ở thận là nguyên nhân chính gây ra thiểu niệu, vô niệu: suy thận cấp và mãn tính, viêm cầu thận, viêm bể thận…

Nguyên nhân sau thận

Nếu uống đủ nước, không có tiền sử tim mạch hay không trải qua phẫu thuật, không mắc các bệnh về thận mà vẫn gặp tình trạng vô niệu, thiểu niệu thì rất có thể là nguyên nhân sau thận. Chức năng thận hoạt động bình thường, vẫn tạo ra nước tiểu, nhưng nước tiểu không thể chuyển tới bàng quang do bị tắc nghẽn giữa đường: sỏi thận, sỏi niệu quản…

Nguyên nhân gây đa niệu

Nếu thiểu niệu, vô niệu để chỉ những người đi tiểu ít hoặc thậm chí là không đi tiểu thì đa niệu là từ dùng để chỉ những người đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhiều cả về số lần và số lượng nước tiểu. Do đó mà nguyên nhân của hiện tượng đa niệu cũng khác với 2 hiện tượng trên:

- Thói quen uống nhiều nước trong ngày: Uống nhiều nước lọc rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể không sử dụng hết và đi ra ngoài qua đường nước tiểu. Đặc biệt, vào buổi tối, một số người có thói quen người ăn mặn, uống nhiều nước canh dẫn đến hiện tượng khát nước, uống nhiều nước vào ban đêm, hình thành thói quen đi tiểu và tiểu đêm nhiều lần với lượng nước tiểu nhiều hơn mức thông thường.

- Xuất phát từ một số bệnh lý như: Đái tháo đường, đái tháo nhạt, suy thận mãn hoặc giai đoạn hồi phục của suy thận cấp, do kích thích thần kinh, do chuyền dịch, thuốc lợi niệu...

Bệnh đa niệu thường khiến cho người bệnh đi tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tinh thần không được thoải mái và sức khỏe tụt dốc nhanh chóng gây giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi có những biểu hiện đi tiểu đêm, tiểu với lượng nước lớn nhiều lần, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín để có cách điều trị sớm.

Cách điều trị vô niệu thiểu niệu, tạm thời

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể điều trị thiểu niệu, vô niệu nhiều cách

Cách điều trị vô niệu, thiểu niệu trước mắt

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung lượng nước vừa đủ vào cơ thể. Khoảng 2-2.5l/ngày với người bình thường.

- Tập luyện để tăng ngưỡng chịu đựng cho bàng quang: thở sâu, thư giãn để nhịn tiểu, kéo dài thời gian đi tiểu giữa các lần cũng là một biện pháp khắc phục tạm thời. Tuy nhiên, không nên áp dụng cách này nhiều, sẽ gây hại bàng quang, hệ tiết niệu.

- Chườm nóng vùng bụng quanh rốn, đặc biệt là vùng bụng dưới.

- Nói không hoặc hạn chế những đồ uống có chất kích thích, háo nước như rược bia, cafe...

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc lợi tiểu, vì thuốc lợi tiểu có thể làm thay đổi tất cả các yếu tố tạo ra nước tiểu như: lượng máu, nồng độ Natri (Na). Nếu bị bệnh thận mà lạm dụng nước tiểu sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn tâm:

Cách điều trị vô niệu, thiểu niệu, đa niệu dứt điểm

Muốn điều trị vô niệu, thiểu niệu, đa niệu dứt điểm cần tìm ra căn nguyên gây bệnh. Từ đó có biện pháp khắc phục, loại bỏ căn nguyên thì hệ tiết niệu lại hoạt động bình thường. Để tìm ra căn nguyên bác sĩ có thể thăm hỏi tiền sử bệnh, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, kiểm tra chức năng thận…. Trên cơ sở đó, có thể chỉ định dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Hầu hết những trường hợp thiểu niệu, vô niệu, đa niệu trong thời gian dài đều do nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, khi gặp tình trạng này tốt bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có hướng điều trị đúng đắn. Chúc bạn mạnh khỏe!

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về vấn đề thiểu niệu là gì, vô niệu là gì mà không cần đọc nhiều tài liệu vì bác sĩ chuyên khoa của phòng khám đa khoa thái hà chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh và chính xác. Hãy nhấp vào bảng bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám