Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Đi tiểu ra máu tươi và đau bụng có nguy hiểm không

Bị đi tiểu ra máu tươi có nguy hiểm không? Chuyên gia cho biết, đi tiểu ra máu có thể do rất nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra như đã nêu ở trên nên sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe, nghiêm trọng là tính mạng (có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều) nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Điểm trung bình: 7.4 / 10 ( 2308 lượt đánh giá )

Hôm nay chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về vấn đề đi tiểu ra máu và đau bụng có nguy hiểm không, bởi vì 2 lý do cơ bản sau. Một là mỗi ngày chuyên gia của phòng khám nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn nam có liên quan tới vấn đề này, chứng tỏ tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao. Hai là, tình trạng đi tiểu ra máu kèm theo đau bụng có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

đi tiểu ra máu và đau bụng

Đi tiểu ra máu và đau bụng dưới có nguy hiểm không

Nguyên nhân đi tiểu ra máu tươi và đau bụng

Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có lẫn máu, bao gồm 2 loại, có thể là tiểu ra máu vi thể (quan sát thấy máu trong nước tiểu bằng kính hiển vi), nhưng cũng có thể là tiểu ra máu đại thể (quan sát thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường, thấy nước tiểu có màu hồng, hoặc tia máu…). Triệu chứng đi tiểu thông thường sẽ không xuất hiện riêng lẻ, mà thường kèm theo triệu chứng đau bụng.

Triệu chứng đi tiểu ra máu và đau bụng dưới ở cả nam và nữ về cơ bản đều do những nguyên nhân giống nhau:

Bệnh đường tiết niệu: Tiểu ra máu, đau nhức vùng kín là triệu chứng mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh có thể do người bệnh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu, viêm niệu đạo mãn tính, sỏi tiết niệu,…Dấu hiệu điển hình của các loại bệnh này là người bệnh sẽ bị đi tiểu ra máu và đau vùng bụng dưới.

Bệnh lậu: Khuẩn lậu cầu lây qua đường tình dục không an toàn. Sau khi xâm nhập vùng kín sẽ gây hại ở niệu đạo. Đối với nam giới dương vật sẽ chảy dịch mủ nhầy, có mùi hôi khó chịu. Nữ giới ra nhiều khí hư hôi tanh, kèm theo tiểu buốt, tiểu ra máu và đau bụng dưới. Nếu không được điều trị kịp thời khuẩn lậu có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ như vô sinh, hiếm muộn.

Sỏi thận: Nếu kích thước viên sỏi lớn, hoặc nằm ở vị trí cản trở dòng tiểu thì sẽ dẫn đến hiện tượng đau buốt vùng lưng, đau vùng bụng dưới kém theo đó là triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu.

Bệnh viêm bàng quang: Tiểu buốt ra máu và đau bụng dưới là triệu chứng viêm bàng quang, hội chứng bàng quang kích thích, sỏi bàng quang, khối u bàng quang di căn, ung thư bàng quang (thường gặp ở người lớn tuổi),…

Các bệnh lý tuyến tiền liệt: Nam giới, thường là độ tuổi trung niên khi gặp các triệu chứng đi tiểu buốt ra máu tươi đau bụng dưới, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương thì nguy cơ cao là đã bị mắc các bệnh về tuyến tiền liệt như: u phì đại tiền liệt tuyến, sỏi tuyến tiền liệt, vôi hóa tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.

Đối với nữ giới đi tiểu ra máu và đau bụng dưới có do một số bệnh phụ khoa: Khí hư bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đi tiểu buốt ra máu và đau bụng dưới ở nữ là triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng phụ khoa là viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm phần phụ.

Vì vậy để biết chính xác hiện tượng đi tiểu ra máu và đau bụng dưới là do đâu hay nguy cơ tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm nào gây nên thì cần đến ngay những cơ sở uy tín để được chẩn đoán chính xác.

Cách chữa đi tiểu ra máu và đau bụng dưới

Đi tiểu ra máu và đau bụng dưới là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm được tình trạng này người bệnh cần điều trị triệt để những tác nhân, những nguyên nhân gây bệnh.
Đối với bệnh có triệu chứng đi tiểu ra máu và đau bụng dưới sẽ được điều trị bằng 2 phương pháp chính:

Chữa đi tiểu ra máu tươi và đau bụng dưới bằng thuốc

Dùng thuốc chữa đi tiểu ra máu kèm theo đau bụng áp dụng đối với trường hợp nguyên nhân gây bệnh là các loại viêm nhiễm đường tiết niệu (như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, viêm tuyến tiền liệt….), u xơ tuyến tiền liệt nhẹ và vừa, viên sỏi nhỏ… Các loại thuốc được sử dụng bao gồm rất nhiều loại khác nhau căn cứ vào loại nguyên nhân gây bệnh, nhằm mục đích làm giảm dần tình trạng, triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, từ đó hồi phục sức khỏe.

Yêu cầu: Muốn dùng thuốc chữa trị khỏi bệnh, người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc trong khoảng thời gian định theo chỉ định của bác sĩ, uống đầy đủ liều lượng, loại thuốc và thời điểm sử dụng thuốc. Và thực hiện chế độ ăn uống, kiêng khem, vệ sinh cẩn thận để hỗ trợ thuốc phát huy tối đa công hiệu trị bệnh của thuốc.

Chữa đi tiểu ra máu tươi và đau bụng dưới bằng phẫu thuật

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật chữa đi tiểu ra máu khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh lý gây ra. Nhưng nhìn chung khi đã phải dùng đến phẫu thì chứng tỏ bệnh đã ở mức độ nặng. Và chỉ có phẫu thuật mới có thể trị dứt điểm bệnh lý.

Ví dụ: phương pháp phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo hoặc mổ mở để loại bỏ sỏi, phẫu thuật nội oi hoặc mổ mở loại bỏ, bóc tách u xơ tuyến tiền liệt…

Lưu ý: Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (nhất là những thực phẩm cần thiết chứa các chất dinh dưỡng quan trong không thể thiếu cho sức khỏe như các loại thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và củ quả tươi), uống nhiều nước (để loại bỏ bớt mầm bệnh qua đường tiểu), tránh xa các chất kích thích…

Với những thông tin được trình bày, cung cấp bởi chuyên gia của Phòng khám nam khoa Thái Hà như ở trên, hy vọng các bạn nam có thể hiểu được phần nào về vấn đề đi tiểu ra máu có nguy hiểm không. Các bạn gặp phải vấn đề sức khỏe hoặc có những thắc mắc liên quan cần sự tư vấn của chuyên gia thì hãy nhấc máy lên và gọi theo số 0365 115 116, hoặc trực tiếp tới 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu vì bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh và chính xác. Hãy nhấp vào bảng bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám