Phòng khám đa khoa Thái Hà Cơ sở y tế 0365115116

Cách chữa bệnh đái rắt đái buốt

Đái rắt đái buốt là 2 khái niệm hay được mọi người sử dụng chung với nhau và nhiều người cũng hay lầm tưởng đây là tên của cùng 1 triệu chứng. Trên thực tế không phải vậy.

Điểm trung bình: 7.4 / 10 ( 2618 lượt đánh giá )

Hiện tượng đi tiểu buốt có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống các cơ quan bài tiết nước tiểu khiến chúng sưng lên làm cản trở dòng chảy và tạo nên cảm giác tiểu buốt. Trong dân gian có một số cách chữa đái rắt đái buốt rất hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.

cách chữa bệnh đái rắt đái buốt

Khái niệm đái rắt đái buốt: Đây là 2 khái niệm hay được mọi người sử dụng chung với nhau và nhiều người cũng hay lầm tưởng đây là tên của cùng 1 triệu chứng. Trên thực tế không phải vậy.

Đái rắt (tiểu rắt) là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu ít và nước tiểu có màu vàng đục gây khó chịu cho người bệnh. Có khi mới dứt tiểu lại có cảm giác muốn đi tiểu.

Còn đái buốt (tiểu buốt) là hiện tượng đi tiểu mà luôn có cảm giác đau buốt như có kim châm vào thành niệu đạo và bàng quang. Hiện tượng đi tiểu buốt thường đi kèm với đi tiểu rắt và tiểu ra máu.

Biểu hiện của bệnh đái rắt đái buốt

Người được chẩn đoán là đái rắt khi số lần đi tiểu trong ngày lên đến 10 – 20 lần (người bình thường chỉ từ 5 – 6 lần/ ngày) và tiểu nhiều cả vào ban đêm.

Cần phải phân biệt tiểu dắt với đi đái nhiều lần như trong những bệnh đái tháo đường, đái tháo nhạt cũng đi đái nhiều lần nhưng số lượng nước tiểu mỗi lần nhiều, người bệnh dễ đái.

Theo cơ chế tự nhiên khi đi tiểu các cơ sẽ co thắt lại để đẩy nước tiểu ra ngoài nhưng ở người mắc tiểu buốt cảm giác đi tiểu rất đau nên người bệnh không thể đái mạnh thành dòng mà chỉ là từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở các bé trai, mỗi khi tiêu buốt phải kêu khóc nhăn nhó và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng bàn tay.

Một số cách chữa bệnh đái rắt đái buốt

Cách chữa đái buốt đái dắt

Đái rắt đái buốt không chỉ cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm đang đe dọa tính mạng của bàn mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Chính vì vậy mà bạn cần sớm điều trị dứt điểm.

1. Chữa đái rắt đái buốt bằng bí xanh

Bí xanh hay bí đao là một loại quả khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Bí xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt rất dễ chế biến thành các món ăn khác nhau. Bạn có thể sử dụng bí xanh để chữa tiểu buốt, tiểu rắt bằng các cách sau:

Bí xanh lấy một miếng to bằng bát ăn cơm hàng ngày, sau đó gọt bỏ vỏ, giã lấy nước cốt. Sau đó hòa một chút muối vào cho dễ uống. Nếu không, bạn có thể ăn bí sống hàng ngày, Số lượng ăn là tùy thích. Ăn liên tục trong vòng 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, nếu cảm thấy khó ăn bạn cũng có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả phần nước luộc.

Một cách khác, lấy một khẩu bí xanh to rửa sạch cho vào nồi đất đã được rửa sạch, đậy nắp thật kín.Sau đó lấy rơm trộn với đất thó, trát cho kín xung quanh mép vung nồi và chôn xuống đất thật kín. Để1 tháng đào lên đem miếng bí xanh đó giã cho nhừ nát. Tiếp đó cho vào một bát nước sạch đánh cho tan. Sử dụng vải thô sạch hoặc cái rá vo gạo gạn lấy nước và hòa vào một chút muối để uống khi đói bụng. Nên sử dụng khi khát nước thì mau khỏi hơn.

2. Chữa đái rắt đái buốt bằng củ sắn dây

Sắn dây là một loại cây được trồng khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Cây này có thể lấy củ luộc sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng lớn tinh bột. Ngoài ra, sắn dây cũng là một trong những thực phẩm có công dụng chữa đái rắt, đái buốt rất hiệu quả.

Sắn dây cạo sạch bỏ vỏ thái thành miếng sau đó đem phơi khô, sấy giòn. Giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần. Nếu không có thời gian làm, bạn có thể dùng bột sắn dây thay thế.

3. Chữa đái rắt đái buốt bằng bèo cái

Bèo cái là một loại cây đã tồn tại ở nước ta khá lâu. Loại cây này có mức độ sinh trưởng rất nhanh chóng. Bèo cái là mọt trong nhiều vị thuốc Đông y có tính mát nên hỗ trợ điều trị bệnh đái buốt rất hiệu quả.

Lấy cây bèo cái cắt bỏ rễ, một nắm lá thài lài, một nắm lá mã đề, một nắm rễ gianh. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã được quét sạch, đợi cho tới khi nguội. Sau đó, lấy một vốc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng).

4. Chữa đái rắt đái buốt bằng mồng tơi

Mồng tơi là loại rau được dùng trong bữa ăn hàng ngày khá phổ biến ở nước ta. Mồng tơi có tính lạnh, vị chua ngọt, không độc có tác dụng giải độc, nhuận tràng. Mồng tơi được dùng để chữa tiểu đường, mỡ máu, đái dắt, đái buốt…

Chữa tiểu nóng buốt: Mồng tới và cuống rửa sạch, để ráo cho vào ấm đun kỹ sau đó lọc lấy nước pha thêm chút nước sôi để nguội uống thay trà

Mồng tơi chữa tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt (do nhiệt): 100g mồng tơi, sắc nước uống hàng ngày thay trà.

Uống nước sắc của rau mồng tơi có thể trị bệnh đái dắt. Còn với bệnh đái buốt, phải hái lá mồng tơi vào sáng sớm, lau sạch rồi cho vào cối chày giã nát. Sau đó đem ra vắt lấy nước. Khi dùng thì cho thêm một chút nước đun sôi để nguội và cho thêm muối rồi dùng. Bã rau dùng để đắp vào bụng dưới. Chỉ cần áp dụng phương pháp này vài lần thì bệnh khỏi.

Các cách chữa bệnh đái rắt đái buốt theo dân gian có thể hỗ trợ điều trị bệnh đái buốt. Tuy nhiên các bạn vẫn nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khám nam khoa để được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Mọi thông tin về bệnh xin liên hệ số điện thoại 0365 115 116 để được giải đáp.

Tư vấn online miễn phí là cách nhanh mà bạn có thể hiểu rõ về tình hình sức khỏe mà không cần đọc nhiều tài liệu vì bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh và chính xác. Hãy nhấp vào bảng bên dưới để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám